MỤC ĐÍCH -TRÁCH NHIỆM
WE GATHER TO PRAISE GOD AND LISTEN TO HIM.
Hội “Án Tuyên Thánh” Cha Trương Bửu Diệp
Án Phong Thánh Cho Cha Trương Bửu Diệp Được Mở
18 December 2014
Photo: Cardinal Angelo Amato, S.D.B. (born 8 June 1938) is an Italian cardinal of the Roman Catholic Church who serves as the Prefect of the Congregation for the Causes of Saints. He served as Secretary of the Congregation for the Doctrine of the Faith from 2002 to 2008 and became a cardinal in 2010.
Vatican, 18/12/2014 (MAS) – Việt Nam sẽ sớm có một vị thánh mới. Bộ Phong Thánh Vatican đã bật đèn xanh cho việc mở tiến trình phong thánh cho Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, một linh mục đã tử đạo năm 1946 trong suốt Chiến Tranh Việt Nam lần thứ nhất trong khi nỗ lực cứu lấy những người trong giáo xứ của Ngài. Bộ Phong Thánh đã xác nhận với ĐGM Têphanô Tri Bửu Thiên GP Cần Thơ về tín hiệu xanh vào hôm 31/10/2014, nhưng tin tức thì chỉ mới được công bố gần đây. Bản tin được chào đón với niềm vui bởi các tín hữu trong giáo phận và bởi nhiều khách hành hương – cả các Kitô hữu lẫn anh chị em tôn giáo khác – những người đã đến từ khắp mọi miền đất nước để cầu nguyện trước mộ của Cha được chôn cất tại Nhà Thờ Tắc Sậy, thuộc Giáo Phận Cần Thơ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thúc đẩy việc mở án phong thánh, sau khi đã đưa ra đề xuất trong suốt cuộc họp thường niên lần thứ nhất năm 2012, tổ chức từ ngày 9 – 13/04 tại Giáo Phận Xuân Lộc.
Trong số những người có lòng sùng kính đặc biệt đối với vị linh mục và tử đạo còn có ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh mẫn, Nguyên TGM Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh, người đã biết Cha khi Ngài được tám tuổi. Trong việc cổ võ cho án phong thánh, Đức Hồng Y chỉ ra rằng Cha Trương Bửu Diệp “là một linh mục thánh thiện, luôn luôn quan tâm đến tương lai của Giáo Hội và sẵn sàng để khuyến khích người tín hữu cam kết bản thân họ để gắn kết cách sâu sắc với tôn giáo của mình”. Bất cứ nơi nào Ngài đến, ĐHY nói tiếp, “Ngài đều tiến hành một nơi để thờ phượng và xây dựng các ngôi nhà cho người tín hữu. Ngài sống và chết vì họ”.
Cha Diệp sinh năm 1897 tại một ngôi làng miền tây nam Việt Nam, ở tỉnh An Giang, tỉnh này vào thời đó thuộc về Toà Khâm Sứ Phnom Penh, là nơi mà sau này Ngài hoàn tất việc học tập của mình tại Chủng Viện Chính. Ngài được thụ phong linh mục tại thủ đô của Campuchia vào năm 1924. Từ năm 1930 Ngài được bổ nhiệm về Giáo Xứ Tắc Sậy, nơi mà Ngài tiếp tục làm việc cho đến lúc chết tử đạo. Khi quân Việt Minh tiến vào khu vực, nhiều linh mục đã quyết định rời bỏ, nhưng Ngài chọn ở lại gần gũi với người tín hữu của Ngài. Ngài đã bị bắt giam vào ngày 12/03/1946 cùng với 60 người giáo dân. Ngài đã trao hiến mạng sống của Ngài để đổi lấy sự tự do cho những người này.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)
The soon to be Saint Father Diep, Vietnamese priest and martyr honored even by non-Christians
The news was greeted with joy by the faithful of the diocese and by many pilgrims – both Christians and of other religions – who have come from all over the country to pray at the tomb of the Vietnamese priest who has been buried for decades in the Church of Tac Say, in the Diocese of Southern Cân Tho.
The Vietnamese Bishops’ Conference has been calling forcefully for the opening of the canonization dossier, after having launched the proposal during its first annual meeting in 2012, held from 9 to 13 April in the Diocese of Xuan Loc.
Amongst those who have a special veneration for the priest and martyr is also Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân, Archbishop Emeritus of Saigon, who knew him when he was eight years old. In the forefront of advocacy for the cause of canonization, the Cardinal points out that Father Truong Buu Diep “was a holy priest, always concerned about the future of the Church and ready to encourage the faithful to commit themselves deeply to their religion.” Wherever he went, the Cardinal continued, “he undertook to set up a place of worship and to build houses for the faithful. He lived and died for them.”
Father Diep was born in 1897 in a village in the southwest of Vietnam, in the province of An Giang, which at the time was part of the Apostolic Vicariate of Phnom Penh, which is where he later completed his studies at the Major Seminary. His priestly ordination took place in the Cambodian capital in 1924. From 1930 he was assigned to the Parish of Tac Say, where he continued to work until his death by martyrdom. When the Vietminh arrived in the area, many priests decided to leave, but he chose to stay close to his faithful. He was arrested on 12 March 1946 along with 60 parishioners. He offered his own life in sacrifice in exchange for their release.
WE LOVE AND CARE FOR ONE ANOTHER.
Cha Roland Jacques Chia Sẻ Về Tiến Trình Tuyên Thánh Cho Cha Trương Bửu Diệp.
BY CHADIEPUCCHAU.COM · 13 MARCH, 2018
Nguồn: Vietcatholic News
THÔNG TIN LẠC QUAN VỀ TIẾN TRÌNH TUYÊN THÁNH CHA PHANXICÔ XAVIÊ TRƯƠNG BỬU DIỆP.
Cha Roland Jacques OMI, phó cáo thỉnh viên thường trực tại Tòa Thánh Án Tuyên Thánh Cha TBD, chia sẻ thông tin về tiến trình tuyên thánh Cha Diệp
Ngày thứ Tư 28/2/2018 tại trụ sở Hội Yểm Trợ Án Tuyên Thánh Cha FX Trương Bửu Diệp ở Garde Grove, San Jose, California, trong dịp tham dự lễ giỗ lần thứ 72 Cha TBD, Cha Roland Jacques OMI đã chia sẻ với cộng đoàn tín hữu một số thông tin về tiến trình tuyên thánh Cha Diệp.
Cha Roland Jacques (tên tiếng Việt là Dương Hữu Nhân), người Pháp, là giáo sư, tiến sĩ, khoa trưởng khoa giáo luật công giáo, thuộc Đại học Saint Paul, Ottawa, Canada. Cha là Bề trên tỉnh dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm(OMI) Pháp. Cha nói thông thạo nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Cha đã có nhiều lần sang làm việc tại Việt Nam, Cha rất thích Việt Nam và thân thiện với người Việt, do đó Cha có tên Việt là Dương Hữu Nhân. Cha là cáo thỉnh viên cho Thánh Anrê Phú Yên và 17 Chân Phước tử đạo của Lào, hiện nay là Phó cáo thỉnh viên thường trực tại Tòa Thánh ở Rôma cho Án Tuyên Thánh Cha TBD. Cha chia sẻ các thông tin chi tiết về tiến trình tuyên thánh Cha TBD, như sau:
Tiến trình bắt đầu từ năm 2002 tại Giáo Phận Cần Thơ (GPCT), gồm các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ. Tại đây có Hội những người con yêu mến Cha TBD, những người này đã làm việc và trình lên Tòa Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ để xin GPCT đứng tên hồ sơ xin tuyên thánh cho Cha TBD vì không có Giáo Phận, không có sự đồng ý của Đức Giám Mục thì không thể xúc tiến được. Năm 2002 Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên là Giám Mục phó (từ tháng 10/2010 đến nay là Giám Mục chính Tòa), được sự đồng ý của ĐGM chính tòa GPCT Emmanuel Lê Phong Thuận, đã tiến hành các bước theo đúng thủ tục. GPCT đã thành lập một ủy ban để lo công việc này, tổ chức nhiều nhóm đi tìm hiểu về cuộc sống và cái chết của cha Diệp. Các công việc đã gặp không ít khó khăn vì có người chống đối, ngăn cản, họ không muốn phong thánh Cha Diệp. GPCT phải làm một cuộc điều tra rất lớn, tổ chức nhiều nhóm người cùng làm việc. Nhóm thì chuyên đi tìm tài liệu, nhóm chuyên tìm, tiếp xúc với các nhân chứng sống, từ những người quen biết Cha Diệp đến các giáo dân và con, em họ kể cả người có đạo hay không có đạo. Trong số những nhân chứng này hiện có người còn sống sẵn sàng đi làm chứng, thề nói lên sự thật và đã cung cấp nhiều tài liệu, chứng cứ đáng tin cậy với hình ảnh, bút tích, chữ ký lưu lại. Tất cả chứng cứ phải làm sao cho Tòa Thánh, cho Bộ Tuyên Thánh hiểu được, biết được Cha TBD là ai, đã giữ đạo thế nào, sống ơn gọi linh mục thế nào, đời sống đức tin như thế nào, đã chết vì đức tin Kitô giáo như thế nào… Do đó phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng, đầy đủ tất cả câu hỏi như ai giết Cha Diệp, ai ra lệnh giết, giết ở đâu, giết như thế nào, lúc nào, ai làm chứng, lý do tại sao giết Cha Diệp, vì chính trị, tôn giáo, luật pháp, hay hận thù…người giết có phải vì ghét đạo, ghét Chúa, người chịu chết có chấp nhận cái chết vì Đức Tin cho đến giây phút cuối cùng, đã nói gì trước khi chết… nếu chưa đầy đủ, rõ ràng thì hồ sơ phải gửi lại GPCT để bổ sung chứng cứ. Khi tất cả những vấn đề trên được điều tra kỹ lưỡng, xác định rõ ràng, chính xác và chứng minh được Cha Diệp chịu chết vì Đức Tin, nghĩa là tử vì đạo thì Cha Diệp sẽ được tôn lên hàng Chân Phước bỏ qua giai đoạn “ Bậc Đáng Kính” mà không cần có phép lạ. Một khi đã được phong Chân Phước thì chỉ cần một phép lạ thật rõ ràng được điều tra cẩn thận và được Tòa Thánh công nhận sẽ được tôn vinh là bậc Thánh. Như vậy thì hiện nay, đối với Cha Diệp thì phép lạ là chưa vội.
Cha Roland cho biết trong thời gian tìm hiểu về Án Tuyên Thánh Cha TBD, Cha đã đến Việt Nam 2 lần, đã về Tắc sậy, Cha đã hiểu hoàn cảnh Việt Nam, đã gặp khó khăn và có kinh nghiệm làm việc với chính quyền cộng sản Việt Nam. Theo Cha, hiện hồ sơ phong Thánh cho Cha Diệp đã sang giai đoạn 2 ở Bộ Tuyên Thánh Rôma từ ngày 30/5/2017 và được Đức Ông Giacomo Pappalardo chưởng ấn Bộ Phong Thánh chính thức mở hồ sơ ngày 30/1/2018, nghĩa là được xem xét để có thể tôn lên hàng Chân Phước. Từ đây các chuyên viên trong ủy ban Tuyên Thánh của Tòa Thánh sẽ tiếp tục điều tra với sự cộng tác với nhiều luật sư, chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Sẽ có người đến Cần Thơ, làm việc với GPCT… và sẽ có cáo thỉnh viên có kinh nghiệm trình bày đầy đủ cho ủy ban Tuyên Thánh trước khi phúc trình lên Đức Thánh Cha. Nếu mọi việc tốt đẹp, ĐTC sẽ phong Chân Phước cho Cha Diệp trong một buổi lễ long trọng. Giai đoạn này cũng mất khoảng 2,3 năm.
Theo Cha Roland, Cha TBD là “ tôi tớ Chúa rất đặc biệt”, là gương sáng chói cho mọi người Kitô hữu noi theo. Cha hy vọng là hồ sơ phong Thánh cho Cha Diệp không bị gửi lại GPCT vì GPCT đã làm rất tốt, đã nghiên cứu kỹ lưỡng.
Trong khi chờ đợi ngày Cha Diệp được tôn vinh, mỗi Kitô hữu chúng ta cần tiếp tục cầu nguyện Chúa để tiến trình tuyên thánh Cha TBD trong giai đoạn 2 được suông sẻ, thuận lợi và tốt đẹp.
(Tổng hợp thông tin từ VietCatholic News)
The essence of our calling is summed up in a single word: Love.
WE NURTURE EACH OTHER IN FAITH.
***
WE PURSUE GOD'S JUSTICE AND PEACE.
***